Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là gì? Các biện pháp phòng chống thương mại trong luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu? Hãy cùng Lawkey tìm hiể thông qua bài viết dưới đây.
Khái niệm thuế xuất khẩu, nhập khẩu
Xuất khẩu/ nhập khẩu là một hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa mà việc thực hiện được diễn ra giữa quốc gia này với quốc gia khác, giữa khu vực này với khu vực khác trên phạm vi thế giới nhằm đem lại lợi ích cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là khoản tiền mà các tổ chức, cá nhân nộp cho nhà nước khi có hành vi dịch chuyển hàng hóa qua biên giới quốc gia.
Các biện pháp phòng chống thương mại trong luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu
Khoản 1 Điều 67 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định:
“Điều 67. Các biện pháp phòng vệ thương mại
1. Các biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm biện pháp chống bán phá giá, biện pháp chống trợ cấp và biện pháp tự vệ do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam trong những trường hợp cụ thể.”
Phòng vệ thương mại là biện pháp mà một nước sử dụng để tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các hàng hóa nhập khẩu với hàng hóa sản xuất trong nước thông qua hạn chế nhập khẩu đối với một hoặc một số loại hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá, được trợ cấp tăng nhanh đột biến, gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.
Thuế chống trợ cấp
Khoản 6 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 quy định
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
6. Thuế chống trợ cấp là thuế nhập khẩu bổ sungđược áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.”
Thuế chống trợ cấp (thuế đối kháng) là thuế nhập khẩu bổ sung khi hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe doạn gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Điều kiện áp dụng thuế chống trợ cấp
Khoản 1 Điều 13 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định:
“Điều 13. Thuế chống trợ cấp
1. Điều kiện áp dụng thuế chống trợ cấp:
a) Hàng hóa nhập khẩu được xác định có trợ cấp theo quy định pháp luật;
b) Hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.”
Điều kiện áp dụng thuế chống trợ cấp:
– Hàng hóa nhập khẩu được xác định có trợ cấp.
– Hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước
Nguyên tắc áp dụng thuế chống trợ cấp
Khoản 2 Điều 13 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định
“2. Nguyên tắc áp dụng thuế chống trợ cấp:
a) Thuế chống trợ cấp chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;
b) Việc áp dụng thuế chống trợ cấp được thực hiện khi đã tiến hành điều tra và phải căn cứ vào kết luận điều tra theo quy định của pháp luật;
c) Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam;
d) Việc áp dụng thuế chống trợ cấp không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế – xã hội trong nước.”
Các nguyên tắc áp dụng thuế chống trợ cấp
– Chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
– Việc áp dụng được thực hiện khi đã tiến hành điều tra và phải căn cứ vào kết luận điều tra theo quy định của pháp luật.
– Được áp dụng đối với hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam.
– Không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế – xã hội trong nước.
Thời hạn
Khoản 3 Điều 13 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định
“Điều 13. Thuế chống trợ cấp
3. Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp không quá 05 năm, kể từ ngày quyết định áp dụng có hiệu lực. Trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp có thể được gia hạn.”
Thời hạn áp dụng thuế không quá 05 năm, kể từ ngày quyết định áp dụng có hiệu lực.
Trong trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng thuế có thể được gia hạn.
Thuế chống bán phá giá
Khoản 5 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
5. Thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.”
Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá
Khoản 1 Điều 12 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định:
“Điều 12. Thuế chống bán phá giá
Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá:
a) Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tại Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được xác định cụ thể;
b) Việc bán phá giá hàng hóa là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.”
Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá bao gồm:
– Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tại Việt Nam và biên độ bán phá giá được xác định cụ thể.
– Việc bán phá giá là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá
Khoản 2 Điều 12 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định
“Điều 12. Thuế chống bán phá giá
2. Nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá:
a) Thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;
b) Việc áp dụng thuế chống bán phá giá được thực hiện khi đã tiến hành điều tra và phải căn cứ vào kết luận điều tra theo quy định của pháp luật;
c) Thuế chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam;
d) Việc áp dụng thuế chống bán phá giá không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế – xã hội trong nước.”
Nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá như sau:
– Chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn cản hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
– Được thực hiện khi đã tiến hành điều tra và phải căn cứ vào kết luận điều tra theo quy định pháp luật.
– Được áp dụng đối với hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam.
– Không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế – xã hội trong nước.
Thời hạn áp dụng
Khoản 3 Điều 12 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định
“3. Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá không quá 05 năm, kể từ ngày quyết định áp dụng có hiệu lực. Trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có thể được gia hạn.”
Thời hạn áp dụng không quá 5 năm, kể từ ngày quyết định áp dụng có hiệu lực.
Trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng thuế có thể được gia hạn.
Thuế tự vệ
Khoản 7 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
7. Thuế tự vệ là thuế nhập khẩu bổ sungđược áp dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa quá mức vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.”
Điều kiện áp dụng
Khoản 1 Điều 14 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định:
“Điều 14. Thuế tự vệ
1. Điều kiện áp dụng thuế tự vệ:
a) Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu gia tăng đột biến một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng hoặc trị giá của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước;
b) Việc gia tăng khối lượng, số lượnghoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm a khoản này gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.”
Nguyên tắc áp dụng
Khoản 2 Điều 14 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định
“2. Nguyên tắc áp dụng thuế tự vệ:
a) Thuế tự vệ được áp dụng trong phạm vi và mức độ cần thiết nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và tạo điều kiện để ngành sản xuất đó nâng cao khả năng cạnh tranh;
b) Việc áp dụng thuế tự vệ phải căn cứ vào kết luận điều tra, trừ trường hợp áp dụng thuế tự vệ tạm thời;
c) Thuế tự vệ được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử và không phụ thuộc vào xuất xứ hàng hóa.”
Nguyên tắc áp dụng thuế tự vệ được quy định như sau:
– Được áp dụng trong phạm vi và mức độ cần thiết nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và tạo điều kiện để ngành sản xuất đó nâng cao khả năng cạnh tranh.
– Phải căn cứ vào kết luận điều tra, trừ trường hợp áp dụng thuế tự vệ tạm thời.
– Được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử và không phụ thuộc vào xuất xứ hàng hóa.
Thời hạn áp dụng
Khoản 3 Điều 14 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định
“Điều 14. Thuế tự vệ
3. Thời hạn áp dụng thuế tự vệ không quá 04 năm, bao gồm cả thời gian áp dụng thuế tự vệ tạm thời. Thời hạn áp dụng thuế tự vệ có thể được gia hạn không quá 06 năm tiếp theo, với điều kiện vẫn còn thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và có bằng chứng chứng minh rằng ngành sản xuất đó đang điều chỉnh để nâng cao khả năng cạnh tranh.”
Thời hạn áp dụng thuế không quá 4 năm, bao gồm cả thời gian áp dụng thuế tự vệ tạm thời.
Thời hạn áp dụng thuế tự vệ có thể được gia hạn không quá 6 năm tiếp theo.
>>> Xem thêm: Phân biệt thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế tự vệ
Trên đây là những thông tin cơ bản về Các biện pháp phòng chống thương mại trong luật thuế xuất, nhập khẩu. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Lawkey – đơn vị cung cấp dịch vụ báo cáo thuế chuyên nghiệp nhất.