Trả hồ sơ để điều tra bổ sung là gì? Thẩm quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung? Các trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo quy định Bộ luật Tố tụng Hình sự? Hãy cùng Lawkey tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Khái niệm

Giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm

Chuẩn bị xét xử là giai đoạn Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa tiến hành nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự trong thời gian nhất định do luật định và chuẩn bị các vấn đề cần thiết khác cho việc mở phiên tòa.

Giai đoạn chuẩn bị xét xử gồm các bước, các công việc như: nhận hồ sơ, bản cáo trạng và thụ lý vụ án; giải quyết yêu cầu, đề nghị trước khi mở phiên tòa; trả hồ sơ để điều tra bổ sung; triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa.

Trả hồ sơ để điều tra bổ sung

Trả hồ sơ để điều tra bổ sung là một hoạt động tố tụng được quy định trong Bộ luật tố tụng Hình sự, do cơ quan có thẩm quyền thực hiện nhằm đảm bảo việc xử lý vụ án hình sự được đúng đắn và có căn cứ pháp luật.

Trả hồ sơ để điều tra bổ sung có thể hiểu là việc Tòa án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát nơi ra quyết định truy tố để điều tra bổ sung các chứng cứ, khắc phục những vi phạm trong thủ tục tố tụng.

Thẩm quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung

Điều 280 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2021 quy định:

Điều 280. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung

1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp:

2. Trường hợp Viện kiểm sát phát hiện có căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì Viện kiểm sát có văn bản đề nghị Tòa án trả hồ sơ.

Thẩm quyền trả hồ sơ thuộc về Tòa án, cụ thể là Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.

Trường hợp Viện kiểm sát phát hiện có căn cứ trả hồ sơ thì Viện kiểm sát có văn bản đề nghị Tòa án trả hồ sơ.

Các trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung

Trường hợp 1. Khi thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 Bộ luật Tố tụng Hình sự mà không thể bổ sung tại phiên tòa

Điểm a Khoản 1 Điều 280 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2021 quy định:

Điều 280. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung

1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Khi thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của Bộ luật này mà không thể bổ sung tại phiên tòa được;”

Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát khi đủ 2 điều kiện:

– Thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 BLTTHS 2015.

– Không thể bổ sung tại phiên tòa.

Trường hợp 2. Có căn cứ cho rằng ngoài hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố, bị can còn thực hiện hành vi khác mà Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm

Quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 280 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2021

Điều 280. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung

1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp:

b) Có căn cứ cho rằng ngoài hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố, bị can còn thực hiện hành vi khác mà Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm;

Mục đích quy định: tranh bỏ lọt hành vi phạm tội.

Nếu xét thấy Viện kiểm sát bỏ lọt hành vi phạm tội, bị can còn thực hiện hành vi khác mà Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền trả hồ sơ.

Tuy nhiên cần lưu ý, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa chỉ trả hồ sơ nếu xét thấy hành vi của bị can cấu thành một tội nặng hơn hay nhiều tội khác quy định tại Khoản 1 Điều 5 thông tư liên tịch 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP.

Khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP quy định các trường hợp Tòa án không trả hồ sơ để điều tra.

Trường hợp 3. Có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can

Quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 280 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2021

Điều 280. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung

1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp:

c) Có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can;”

Trường hợp Tòa án cho rằng Viện kiểm sát đã bỏ lọt tội phạm, cụ thể là bỏ sót đồng phạm hoặc người khác có liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can do chưa đánh giá đầy đủ chứng cứ, tình tiết.

Ngoài ra điều luật còn quy định Tòa án có quyền trả hồ sơ nếu có căn cứ cho rằng người khác thực thực hiện một tội quy định trong Bộ luật Hình sự là tội phạm.

Tội phạm này do người khác thực hiện mà không phải đồng phạm trong vụ án mà liên quan đến vụ án và người này chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

Trường hợp 4. Việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng

Quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 280 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2021

Điều 280. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung

1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp:

d) Việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.

Điểm o Khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là việc cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và đã xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng hoặc làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án.

Các trường hợp vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP

Không phải mọi trường hợp có vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng Tòa án đều trả hồ sơ cho Viện kiểm sát. Cụ thể là những trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều thông tư liên tịch 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP.

Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi. Nếu bạn có bất kì thắc mắc gì về các vấn đề pháp lý, hãy liên hệ  lawkey.vn để được tư vấn hỗ trợ bạn nhé.