Phá sản là gì? Hậu quả pháp lý của quyết định mở thủ tục phá sản ảnh hưởng đến các chủ thể như thế nào? Hãy cùng Lawkey tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Phá sản là gì?
Khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014 quy định:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
…
2. Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.”
Hậu quả pháp lý của quyết định mở thủ tục phá sản
Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã bị mở thủ tục phá sản
Quyền tự do của doanh nghiệp, hợp tác xã bị hạn chế
Điều 47 Luật Phá sản 2014 quy định
“Điều 47. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản
1. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh, nhưng phải chịu sự giám sát của Thẩm phán và Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
2. Trường hợp xét thấy người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng điều hành, doanh nghiệp, hợp tác xã có dấu hiệu vi phạmkhoản 1 Điều 48 của Luật này thì Thẩm phán ra quyết định thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã đó theo đề nghị của Hội nghị chủ nợ hoặc Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.”
Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp tục hoạt động kinh doanh, nhưng chịu giám sát của Thẩm phán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Doanh nghiệp bị cấm thực hiện một số hoạt động
Điều 48 Luật Phá sản 2014 quy định một số hoạt động bị cấm thực hiện
“Điều 48. Hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã bị cấm sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản
1. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, cấm doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện các hoạt động sau:
a) Cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản;
b) Thanh toán khoản nợ không có bảo đảm, trừ khoản nợ không có bảo đảm phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại điểm c khoản 1 Điều 49 của Luật này;
c) Từ bỏ quyền đòi nợ;
d) Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
2. Giao dịch quy định tại khoản 1 Điều này là vô hiệu và xử lý theo quy định tại Điều 60 của Luật này.”
Doanh nghiệp bị hạn chế một số hoạt động
Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, một số hoạt động của doanh nghiệp bị giám sát theo quy định tại Điều 49 Luật Phá sản 2014
“Điều 49. Giám sát hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản
1. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã phải báo cáo Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trước khi thực hiện các hoạt động sau:
a) Hoạt động liên quan đến việc vay, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, mua bán, chuyển nhượng, cho thuê tài sản; bán, chuyển đổi cổ phần; chuyển quyền sở hữu tài sản;
b) Chấm dứt thực hiện hợp đồng có hiệu lực;
c) Thanh toán khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản; trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã.
2. Hình thức báo cáo gồm báo cáo trực tiếp, thư bảo đảm, thư thường, thư điện tử, fax, telex.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của doanh nghiệp, hợp tác xã thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm trả lời cho doanh nghiệp, hợp tác xã việc được thực hiện hoặc không được thực hiện các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này và phải chịu trách nhiệm về việc trả lời của mình. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải báo cáo Thẩm phán về nội dung trả lời của mình.
4. Các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện mà không có sự đồng ý của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thì bị đình chỉ thực hiện, khôi phục lại tình trạng ban đầu và giải quyết hậu quả theo quy định của pháp luật.”
Đối với chủ nợ
Điều 66 Luật Phá sản 2014 quy định về việc gửi giấy đòi nợ
“Điều 66. Gửi giấy đòi nợ
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản, chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
2. Giấy đòi nợ phải có các nội dung sau:
a) Tên, địa chỉ, quốc tịch, căn cước của chủ nợ hoặc đại diện chủ nợ;
b) Tổng số nợ phải trả, bao gồm khoản nợ, số nợ đến hạn và khoản tiền lãi đến hạn nhưng chưa thanh toán; số nợ chưa đến hạn; số nợ có bảo đảm và phương thức bảo đảm; số nợ không có bảo đảm mà doanh nghiệp, hợp tác xã phải trả; khoản tiền bồi thường theo hợp đồng (nếu có).
3. Kèm theo giấy đòi nợ là tài liệu, chứng cứ chứng minh về khoản nợ đó. Giấy đòi nợ phải do chủ nợ hoặc người đại diện hợp pháp của chủ nợ ký tên.
4. Trường hợp bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan không tính vào thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này.”
Hết thời gian mà không gửi giấy đòi nợ tương đương với việc từ bỏ quyền đòi nợ.
Đối với Tòa án
Tòa án có trách nhiệm chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
Ngoài ra, Tòa án có thể áp dụng các biện pháp bảo toàn tài sản nếu cần thiết:
+ Tuyên bố giao dịch vô hiệu (điều 60 Luật Phá sản 2014).
+ Tạm đình chỉ, đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực (điều 61 Luật Phá sản 2014)
+ Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (điều 70 Luật Phá sản 2014)
Đối với Quản tài viên, Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
– Lập danh sách chủ nợ theo điều 67 Luật Phá sản 2014.
– Lập danh sách người mắc nợ theo điều 68 Luật Phá sản 2014.
– Thực hiện việc đăng kí giao dịch bảo đảm của doanh nghiệp, hợp tác xã đang trong trường hợp pháp luật quy định tài sản cho vay phải có đăng ký giao dịch bảo đảm nếu doanh nghiệp, hợp tác xã chưa đăng ký
– Đề xuất với tòa án việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
– Xem xét các giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, nếu phát hiện giao dịch mà doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc trường hợp bị coi là vô hiệu tại điều 59 Luật Phá sản 2014 thì phải đề nghị tòa án xem xét tuyên bố giao dịch vô hiệu.
Đối với người lao động
Kể tử ngày tòa án nhân dân quyết định mở thủ tục phá sản, người lao động có nghĩa vụ bảo vệ tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã, không được thực hiện hành vi nhằm che giấu, tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
>> Xem thêm: 04 loại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.