Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là gì? Khắc phục hậu quả tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành. Hãy cùng Lawkey tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Khái niệm bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động
Khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
…
8. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.”
Khoản 9 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
…
9. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.”
Đối tượng được bồi thường, trợ cấp
Điều 2 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH quy định:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Thông tư này được áp dụng với các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 2 Luật An toàn, vệ sinh lao động.”
Điều 2 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; người thử việc; người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động.
2. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
3. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.
4. Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
5. Người sử dụng lao động.
6. Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Những người quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.”
Như vậy, đối tượng được bồi thường, trợ cấp:
– Người lao động, bao gồm
+ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; người thử việc; người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động.
+ Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
+ Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
+ Người sử dụng lao động.
Các trường hợp được bồi thường, trợ cấp
Các trường hợp được bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH thì các trường hợp được bồi thường do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với người lao động như sau:
– Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động này gây ra;
– Trừ các trường hợp người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động, nếu nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn gây ra (căn cứ theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động).
– Người lao động bị bệnh nghề nghiệp làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc cho người sử dụng lao động, hoặc trước khi nghỉ hưu, trước khi thôi việc, trước khi chuyển đến làm việc cho người sử dụng lao động khác (không bao gồm các trường hợp người lao động bị bệnh nghề nghiệp do làm các nghề, công việc cho người sử dụng lao động khác gây nên).
Nguyên tắc bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Khoản 2 Điều 3 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH quy định:
“2. Nguyên tắc bồi thường:
a) Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện bồi thường lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó;
b) Việc bồi thường đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định sau:
– Lần thứ nhất căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động (tỷ lệ tổn thương cơ thể) trong lần khám đầu;
– Từ lần thứ hai trở đi căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động tăng lên để bồi thường phần chênh lệch mức (%) suy giảm khả năng lao động so với kết quả giám định lần trước liền kề.”
Các trường hợp trợ cấp tai nạn lao động
Khoản 1 Điều 4 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH quy định:
“Điều 4. Trợ cấp tai nạn lao động
1. Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động, nếu nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn gây ra (căn cứ theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động).”
Trường hợp được hưởng trợ cấp lao động:
– Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.
– Thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.
Nếu nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn gây ra.
Nguyên tắc trợ cấp: Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện trợ cấp lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.
Nghĩa vụ của người sử dụng lao động
Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí ko nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế.
Thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tgia bảo hiểm y tế.
Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động + phụ cấp lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải được nghỉ việc trong thời gian điều trị.
Tiền bồi thường và trợ cấp (tùy thuộc vào trình trạng người lao động).
Mức bồi thường, trợ cấp
Mức bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Mức bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH
“3. Mức bồi thường:
Mức bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này được tính như sau:
a) Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
b) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục Iban hành kèm theo Thông tư này:
Tbt = 1,5 + {(a – 10) x 0,4}
Trong đó:
– Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 11% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);
– 1,5: Mức bồi thường khi suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%;
– a: Mức (%) suy giảm khả năng lao động của người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
– 0,4: Hệ số bồi thường khi suy giảm khả năng lao động tăng 1%.”
Mức trợ cấp tai nạn lao động
Do lỗi của người lao động
Khoản 3 Điều 4 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH quy định:
“Điều 4. Trợ cấp tai nạn lao động
3. Mức trợ cấp:
a) Ít nhất 12 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động;
b) Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì tính theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục Iban hành kèm theo Thông tư này:
Ttc = Tbt x 0,4
Trong đó:
– Ttc: Mức trợ cấp cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);
– Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương).”
Mức trợ cấp: Ttc = Tbt x 0,4
>>> Xem thêm: Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp năm 2023
Trên đây là nội dung bài viết Khắc phục hậu quả tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Nếu bạn có bất kì thắc mắc gì về các vấn đề pháp lý; hãy liên hệ Lawkey để được tư vấn hỗ trợ nhé.