Hợp đồng mua bán tài sải sản trong dân sự và hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại có những điểm khác biệt gì? Hãy cũng Lawkey tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Khái niệm hợp đồng

Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định

Điều 385. Khái niệm hợp đồng

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015 quy định

Điều 430. Hợp đồng mua bán tài sản

Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.

…”

Đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản quy định theo Bộ luật Dân sự 2015:

Điều 431. Đối tượng của hợp đồng mua bán

1. Tài sản được quy định tại Bộ luật này đều có thể là đối tượng của hợp đồng mua bán. Trường hợp theo quy định của luật, tài sản bị cấm hoặc bị hạn chế chuyển nhượng thì tài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán phải phù hợp với các quy định đó.

Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản:

Điều 105. Tài sản

1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Phân biệt hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự và hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại

Khái niệm

Hợp đồng mua bán tài sản: sự thỏa thuận giữa các bên. Theo đó, bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán. (Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015).

Hợp đồng mua bán hàng hóa: là một loại hợp đồng mua bán tài sản.

Chủ thể của hợp đồng

Hợp đồng mua bán tài sản: chủ thể thực hiện là các cá nhân, pháp nhân, tổ chức thỏa mãn các điều kiện về chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự.

Hợp đồng mua bán hàng hóa: chủ yếu là thương nhân (phải có đăng ký kinh doanh), là các công ty thương mại, doanh nghiệp,…

Mục đích của chủ thể

Hợp đồng mua bán tài sản:

– Với bên mua: sở hữu tài sản.

– Với bên bán: tiền, hoặc tài sản khác (ngang giá).

Hợp đồng mua bán hàng hóa:

– Nếu là thương nhân: mục đích suy đoán chủ yếu là lợi nhuận.

– Nế là các chủ thể khác: mục đích suy đoán là phi lợi nhuận.

Đối tượng

Hợp đồng mua bán tài sản:

– Tài sản

   + Được phép giao dịch.

   + Là vật, hoặc quyền tài sản: nếu là vật thì phải được xác định cụ thể. Nếu là quyền tài sản thì phải có giấy tờ chứng minh tư cách chủ sở hữu tài sản đó.

   + Thuộc sở hữu của bên bán.

   + Không phải là đối tượng của các biện pháp bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Hợp đồng mua bán hàng hóa:

– Là hàng hóa trong thương mại: gồm tất cả các động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất khác.

Hình thức

Hợp đồng mua bán tài sản

Chủ yếu sử dụng hình thức bằng lời nói, hoặc bằng văn bản, hành vi, văn bản có công chứng.

Hợp đồng mua bán hàng hóa

Thường sử dụng hình thức văn bản, nhằm:

   + Để bảo vệ quyền lợi nếu phát sinh tranh chấp

   + Đáp ứng các chuẩn mực về kế toán, kiểm toán.

>>> Xem thêm: Hình thức và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự

Trên đây là nội dung bài viết Phân biệt hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự và mua bán hàng hóa trong thương mại. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ lawkey.vn để được tư vấn.