Phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại có những điểm gì giống nhau? Phân biệt phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại? Hãy cùng Lawkey tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Điểm giống nhau

Phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại là hai loại chế tài trong thương mại được áp dụng khi một trong các bên của quan hệ hợp đồng vi phạm các nghĩa vụ đã thỏa thuận. Phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại giống nhau ở một số điểm:

– Đều được áp dụng đối với các hợp đồng hiệu lực pháp lý.

– Đặt ra nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cơ bản của các bên.

– Đều phát sinh khi có hành vi vi phạm của các chủ thẻ trong hợp đồng.

>>> Xem thêm: 06 vấn đề cần lưu ý về bồi thường, phạt vi phạm hợp đồng

Điểm khác nhau

Định nghĩa

Phạt vi phạm hợp đồng:

Điều 300 Luật Thương mại 2005

Điều 300. Phạt vi phạm

Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.

Phạt vi phạm là hình thức trách nhiệm mà bên vi phạm phải trả cho bên bị vi phạm khoản tiền nhất định do pháp luật quy định hoặc do các bên thỏa thuận trên cơ sở pháp luật.

Bồi thường thiệt hại:

Điều 302 Luật Thương mại 2005 quy định:

Điều 302. Bồi thường thiệt hại

1. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.

Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm mà một bên vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn thất cho người khác thì phải bù đắp những tổn thất đó.

Căn cứ áp dụng

Phạt vi phạm hợp đồng

– Có hành vi vi phạm hợp đồng.

– Có lỗi: theo nguyên tắc suy đoán, áp dụng chung đối với hành vi pháp lý.

– Có thỏa thuận về việc phạt vi phạm.

Bồi thường thiệt hại

Điều 303 Luật Thương mại 2005 quy định:

Điều 303. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:

1. Có hành vi vi phạm hợp đồng;

2. Có thiệt hại thực tế;

3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm:

– Có hành vi vi phạm hợp đồng.

– Có thiệt hại vật chất thực tế xảy ra.

– Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại vật chất thực tế xảy ra.

– Có lỗi: theo nguyên tắc suy đoán, áp dụng chung đối với hành vi pháp lý.

Mục đích

Phạt vi phạm hợp đồng

Nhằm mục đích trừng phạt, đánh vào ý thức thực hiện hơp đồng của các bên, phòng ngừa vi phạm.

Bồi thường thiệt hại

Nhằm mục đích khôi phục, bù đắp những lợi ích vật chất bị mất của bên bị vi phạm.

Mức áp dụng chế tài

Phạt vi phạm hợp đồng: Mức phạt hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.

Bồi thường thiệt hại:

Điều 360 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Điều 360. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ

Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”

Khoản 2 Điều 302 Luật Thương mại 2005 quy định:

Điều 302. Bồi thường thiệt hại

2. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Mức áp dụng chế tài bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế và khởi lợi đáng lẽ bên bị vi phạm được hưởng (nếu không có hành vi vi phạm).

Nghĩa vụ của các bên

Phạt vi phạm

Chỉ bên vi phạm mới phát sinh nghĩa vụ.

Bồi thường thiệt hại

Cả hai bên đều có nghĩa vụ.

>>> Xem thêm: Có thể yêu cầu áp dụng cả phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại không?

Trên đây là nội dung bài viết So sánh phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại. Hãy liên hệ Lawkey để thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp nhanh nhất.