Nhu cầu tách thửa đất có lợi ích là làm tăng giá trị của thửa đất. Vậy thủ tục để thực hiện tách thửa như thế nào? Sau đây Lawkey xin đươc chia sẽ cùng bạn đọc

Thủ tục tách thửa đất

Điều 75 Nghị định số 43/2014/NĐ-CPThông tư số 24/2014/TT-BTNMT quy định chi tiết về điều này, cụ thể:

Hồ sơ khi thực hiện thủ tục tách thửa hoặc hợp thửa đất bao gồm:

  • Đơn đề nghị tách thửa hoặc hơpj thửa theo mẫu số 11/ĐK
  • Bản gốc giấy chứng nhận đã cấp

Việc nộp giấy tờ khi thực hiện thủ tục

  • Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận không được yêu cầu người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp thêm cá giấy tờ khác ngoài các giấy tờ phải ộp theo quy định.
  • Khi nộp các giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Điều 100 của Luật đất đai, các điều 18, 31, 32 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP (nếu có) để làm thủ tục đăng ký lần đầu hoặc đăng ký biến động theo quy định tại các Điều 8,9 và 10 của Thông tư này thì người nộp hồ sơ được lựa chọn một trong các hình thức sau:
  1. Nộp bản sau giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực;
  2. Nộp bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao;
  3. Nộp bản chính giấy tờ.
  • Trường hợp nộp bản sao giấy tờ thì khi nhận Giấy chứng nhận, người được cấp Giấy chứng nhận phải nộp bản chính các giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho cơ quan trao Giấy chứng nhận để chuyển lưu trữ theo quy định của Thông tư này; trừ các giấy tờ là giấy phép xây dựng; quyết định phê duyệt dự án đầu tư, quyết định đầu tư, giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư.
  • Khi nộp chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận hoặc đăng ký biến động về đất đai, tài sản gắn liền với đất thì người nộp hồ sơ được lựa chọn một trong các hình thức sau:
  1. Nộp bản sap đã có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực;
  2. Nộp bản sao và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao
  3. Nộp bản chính (đối với trường hợp có 2 bản chính).

Lệ phí, phí tách thửa

Cá nhân hoặc tổ chức có nghĩa vụ tài chính như sau

  • Thuế thu nhập cá nhân = 2% x Giá chuyển nhượng (Đối với trường hợp tách thửa do chuyển nhượng quyền sử dụng đất)
  • Lệ phí trước bạ (đối với cá nhân, tổ chức yêu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa mới) = (Diện tích đất) x (Giá đất) x (Lệ phí)
  • Phí đo đạc, bản đồ địa chính

Trên đây là nội dung bài viết Thủ tục tách thửa quyền sử dụng đất. Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ công ty Luật Lawkey để được giải đáp. Hotline 1900 25 25 11

Xem thêm:hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất