Thị trường tín chỉ các-bon là gì? Thị trường các-bon theo quy định pháp luật hiện hành được quy định như thế nào? Hãy cùng Lawkey tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Thị trường tín chỉ các-bon là gì

Khoản 33 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về hạn ngạch phát thải khí nhà kính:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

33. Hạn ngạch phát thải khí nhà kính là lượng khí nhà kính của quốc gia, tổ chức, cá nhân được phép phát thải trong một khoảng thời gian xác định, được tính theo tấn khí carbon dioxide (CO2) hoặc tấn khí carbon dioxide (CO2) tương đương.”

Khí nhà kính là loại khí trong khí quyển gây hiệu ứng nhà kính. (Khoản 29 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020)

Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng năng lượng bức xạ của Mặt trời được hấp thụ trong khí quyển, chuyển hóa thành nhiệt lượng gây hiện tượng nóng lên toàn cầu. (Khoản 30 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020)

Khoản 35 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định

Điều 3. Giải thích từ ngữ

35. Tín chỉ các-bon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải một tấn khí carbon dioxide (CO2) hoặc một tấn khí carbon dioxide (CO2) tương đương.”

Thị trường các-bon là nơi diễn ra các giao dịch về mua bán, trao đổi tín chỉ các-bon giữa công ty, đơn vị, tổ chức hoặc giữa các quốc gia.

Trên thị trường các-bon, có hai loại hàng hóa chính là hạn ngạch phát thải khí nhà kinh và tín chỉ các-bon.

Mục đích thị trường tín chỉ các-bon

Thị trường các-bon là cơ chế tạo nguồn lực để thúc đẩy việc giảm phát thải khí nhà kính và chuyển đổi sang nền kinh tế trung hòa các-bon.

Hình thành thị trường tín chỉ các-bon để thể hiện cam kết giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 (Net Zero).

Phân loại

Thị trường tín chỉ các-bon bắt buộc

Thị trường các-bon bắt buộc là thị trường được tạo ra từ sự cam kết của các quốc gia trong Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC).

Thị trường các-bon bắt buộc các quốc gia thành viên phải thực hiện theo quy định.

Thị trường tín chỉ các-bon tự nguyện

Thị trường các-bon tự nguyện là nơi việc phát hành, mua và bán tín chỉ các-bon được thực hiện trên cơ sở tự nguyện.

Thị trường các-bon tự nguyên là thị trường dựa trên cơ sở hợp tác thỏa thuận song phương hoặc đa phương giữa các tổ chức, công ty hoặc quốc gia.

Thị trường carbon theo pháp luật Việt Nam

Khoản 2 Điều 91 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy đjnh về nội dung giảm nhẹ phát thải khí nhà kính bao gồm:

Điều 91. Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

2. Nội dung giảm nhẹ phát thải khí nhà kính bao gồm:

đ) Tổ chức và phát triển thị trường các-bon trong nước.

Thị trường các-bon tại Việt Nam là một công cụ để giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

Hàng hóa trong thị trường tín chỉ các-bon

Điều 139 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định

Điều 139. Tổ chức và phát triển thị trường các-bon

1. Thị trường các-bon trong nước gồm các hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon thu được từ cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Thị trường các-bon tại Việt Nam bao gồm các hoạt động:

– Hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính.

– Tín chỉ các-bon

Thu được từ cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Căn cứ xác định hạn ngạch phát thải khí nhà kính

Khoản 3 Điều 139 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định

Điều 139. Tổ chức và phát triển thị trường các-bon

3. Căn cứ xác định hạn ngạch phát thải khí nhà kính bao gồm:

a) Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu và chiến lược, quy hoạch phát triển khác có liên quan;

b) Kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia, lĩnh vực và cơ sở thuộc danh mục quy định tại khoản 3 Điều 91 của Luật này;

c) Lộ trình, phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện của đất nước và cam kết quốc tế.”

Căn cứ xác định hạn ngạch phát thải khí nhà kính bao gồm:

– Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu và chiến lược, quy hoạch phát triển khác có liên quan.

– Kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia, lĩnh vực và cơ sở thuộc danh mục quy định tại Khoản 3 Điều 91 Luật Bảo vệ môi trường 2020.

– Lộ trình, phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện của đất nước và cam kết quốc tế.

Lộ trình phát triển 

Điều 17 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn:

Điều 17. Lộ trình phát triển, thời điểm triển khai thị trường các-bon trong nước

1. Giai đoạn đến hết năm 2027

a) Xây dựng quy định quản lý tín chỉ các-bon, hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon; xây dựng quy chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ các-bon;

b) Triển khai thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các bon trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng dẫn thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

c) Thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ các-bon kể từ năm 2025;

d) Triển khai các hoạt động tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức về phát triển thị trường các-bon.

2. Giai đoạn từ năm 2028

a) Tổ chức vận hành sàn giao dịch tín chỉ các-bon chính thức trong năm 2028;

b) Quy định các hoạt động kết nối, trao đổi tín chỉ các-bon trong nước với thị trường các-bon khu vực và thế giới.

>>> Xem thêm: Hành vi diệt môi trường tự nhiên thì bị truy cứu TNHS thế nào?

Trên đây là nội dung bài viết tư vấn của chúng tôi. Nếu bạn có bất kì thắc mắc gì về các vấn đề pháp lý, hãy liên hệ  lawkey.vn để được tư vấn hỗ trợ bạn nhé.