Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh được thực hiện như thế nào? Hãy  cùng  Lawkey tìm  hiểu qua bài viết dưới đây

1. Những  nội  dung  được  thay  đổi  đăng  ký kinh doanh

Nội dung thay đổi đăng ký kinh doanh được chấp nhận khi:

✔ Phòng ĐKKD cấp GCN đăng ký doanh nghiệp mới cho công ty ghi nhận các nội dung đã thay đổi bao gồm:

+ Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ TNHH sang cổ phần hoặc hoặc lại.

+ Thay đổi tên công ty, thay đổi địa chỉ công ty, thay đổi vốn điều lệ công ty, thay đổi người đại diện theo pháp luật công ty, thay đổi chủ sở hữu/ thành viên công ty, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

+ Thay đổi số điện thoại, email và thông tin liên hệ khác của công ty.

✔ Phòng ĐKKD cấp giấy xác nhận nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty ghi nhận các nội dung đã thay đổi bao gồm:

+ Thay đổi ngành nghề kinh doanh, thay đổi người quản lý doanh nghiệp, thay đổi người phụ trách kế toán, thay đổi ngành nghề kinh doanh chính, thay đổi các thông tin thuế của doanh nghiệp, thay đổi cổ đông công ty là người nước ngoài, thay đổi người đại diện theo ủy quyền của thành viên/ cổ đông công ty là tổ chức.

Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt 6 – 10 triệu đồng nếu phòng thanh trong SKHĐT phát hiện lỗi chậm thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh.

2. Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh

Để thay đổi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
  • Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật;
  • Thông báo thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân;
  • Thông báo thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên;
  • Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên khi thay đổi vốn của thành viên trong công ty TNHH hai thành viên trở lên;
  • Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với thay đổi cổ đông/ thành viên là tổ chức vốn đầu tư nước ngoài;
  • Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần hoặc Biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên;
  • Quyết định của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần hoặc Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, chủ sở hữu đối với công ty một thành viên;
  • Điều lệ trong trường hợp thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên;
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân công chứng đối với thành viên mới, cổ đông nước ngoài, thay đổi người đại diện theo pháp luật;

3. Thủ  tục  thay  đổi  đăng  ký  kinh doanh

Dưới đây là các bước trong quá trình thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh:

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật

Doanh nghiệp cần soạn thảo hồ sơ với đầy đủ các nội dung mà chúng tôi đã giới thiệu ở trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ thay đổi tới Cơ quan đăng ký kinh doanh

Hồ sơ được doanh nghiệp hoặc tổ chức doanh nghiệp ủy quyền nộp tại Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính theo hình thức nộp trực tuyến qua cổng thông tin quốc gia.

Bước 3: Nhận giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh từ Cơ quan đăng ký

Trong quá trình thẩm tra, nếu hồ sơ được chấp nhận, phòng đăng ký kinh doanh sẽ ghi nhận nội dung thay đổi yêu cầu của doanh nghiệp trên giấy phép kinh doanh mới. Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký sẽ thông báo bằng văn bản lý do từ chối để doanh nghiệp bổ sung, sửa đổi.

Bước 4: Thông báo thông tin thay đăng ký kinh doanh đổi trên Cổng thông tin quốc gia

Sau khi hoàn thiện việc thay đổi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp sẽ công bố nội dung thay đổi trên cổng thông tin quốc gia theo quy định của Luật Doanh Nghiệp.

Bước 5: Thực hiện các công việc khác sau khi thay đổi đăng ký kinh doanh

Tùy vào từng nội dung thay đổi mà doanh nghiệp sẽ thực hiện các công việc sau khi thay đổi như đổi tên công ty hay đổi dấu công ty.

Xem  thêm: Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh