Việc làm là gì? Trách nhiệm giải quyết việc làm (GQVL) cho người lao động được quy định như thế nào? Hãy cùng Lawkey tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Khái niệm

Việc làm

Điều 9 Bộ Luật Lao động 2019 quy định

Điều 9. Việc làm, giải quyết việc làm

1. Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà pháp luật không cấm.

Như vậy, việc làm là:

– Hoạt động tạo ra thu nhập.

– Không bị pháp luật cấm.

Giải quyết việc làm

Dưới góc độ kinh tế: những vấn đề liên quan đến phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.

Dưới góc độ xã hội: những vấn đề liên quan đến giảm tỷ lệ người thất nghiệp và khắc phục tình trạng thiếu việc làm.

Dưới góc độ pháp lý: tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định về nguyên tắc, biện pháp, trách nhiệm của các chủ thể trong việc giải quyết việc làm.

>>> Xem thêm: Được gia hạn hợp đồng thử việc với người lao động không?

Trách nhiệm của các chủ thể trong giải quyết việc làm cho người lao động

Trách nhiệm của Nhà nước

Khoản 2 Điều 9 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Điều 9. Việc làm, giải quyết việc làm

2. Nhà nước, người sử dụng lao động và xã hội có trách nhiệm tham gia giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm.”

Nhà nước có trách nhiệm:

– Đảm bảo việc làm ổn định, bền vững.

– Đảm bảo công bằng trong lĩnh vực lao động.

– Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp hỗ trợ và GQVL.

– Khuyến khích cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia GQVL.

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức

Tạo việc làm.

Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về việc làm, giải quyết việc làm.

Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động

– Tuyển dụng, bố trí, sắp xếp lao động hợp lý, hợp pháp.

– Khi chấm dứt hợp đồng lao động. (Điều 41, 48 Bộ luật Lao động 2019)

– Khi thực hiện thỏa ước lao động tập thể.

Khoản 1 Điều 79 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Điều 79. Thực hiện thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp

1. Người sử dụng lao động, người lao động, bao gồm cả người lao động vào làm việc sau ngày thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực, có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ thỏa ước lao động tập thể đang có hiệu lực.

– Ưu tiên đối với người lao động đặc thù.

Ngoài ra Điều 12 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trách nhiệm quản lý lao động

Điều 12. Trách nhiệm quản lý lao động của người sử dụng lao động

1. Lập, cập nhật, quản lý, sử dụng sổ quản lý lao động bằng bản giấy hoặc bản điện tử và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

2. Khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động, định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Trách nhiệm của người lao động

Chủ động tìm kiếm việc làm và tham gia tạo việc làm.

Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc cong việc theo hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể để ổn định việc làm.

>>> Xem thêm: Thủ tục gia hạn giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm

Trên đây là nội dung bài viết Trách nhiệm của các chủ thể trong giải quyết việc làm cho người lao động. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ lawkey.vn để được tư vấn.